Hiến máu có tốt không? Tác hại từ việc hiến máu là gì?
Cụm từ hiến máu tình nguyện bạn có cảm thấy quen thuộc hay không, việc hiến máu không chỉ là hành động cao đẹp gián tiếp cứu sống nhiều bệnh nhân. Hiến máu cũng đem lại nhiều lợi ích cho người hiến máu. Bên cạnh đó cũng sẽ mang lại nhiều tác hại mà bạn cần phải biết trước khi quyết định hiến máu. Trong bài viết này cũng TCSOFT đi tìm hiểu nhé!
Hãy hiến máu nếu bạn có một sức khỏe tốt?
Máu, chiếm thể tích khá lớn trong cơ thể mỗi con người được coi là món quà quý giá mà thượng đế đã mang lại cho chúng ta. Máu sau khi được lấy đi sẽ cung cấp cho bệnh nhân để họ có thể sống lại. Tuy vậy, việc hiến máu tình nguyện không chỉ giúp đỡ người nhận mà người hiến cũng nhận được vô số những lợi ích. Một trong số đó là bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nhóm máu hoàn toàn miễn phí. Từ đó, bạn sẽ có những phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Những điểm tốt mà hiến máu mang lại cho sức khỏe
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Thời gian hiến máu giữa 2 lần cần cách nhau 12 tuần. Mức độ này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người. Khi hiến máu thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng sắt trong máu. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm nguy cơ thừa Fe
Một điều cần lưu ý, sắt là yếu tố cần thiết giúp tim hoạt động tốt. Thiếu sắt sẽ làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch. Nhưng khi thừa chất sắt, việc mất cân bằng oxy hóa sẽ diễn ra nhiều hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra lão hóa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương gan. Vì vậy, việc hiến máu tình nguyện sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng sắt trong cơ thể.
Giảm nguy cơ mắc bệnh lý như ung thư, phát hiện bệnh khi còn sớm
Như đã đề cập ở trên, việc thừa chất sắt có thể gây ra nhiều bệnh. Nhưng quan trọng nhất, thừa sắt có thể dẫn đến ung thư. Theo đó, trong khẩu phần ăn của bạn nếu có quá nhiều chất sắt sẽ tạo khối u trong gan, phổi, mô, ruột kết tràng… Thậm chí, quá tải sắt sẽ dẫn đến nhiễm sắc tố sắt mô. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Có nhiều người lo sợ, việc hiến máu sẽ khiến cơ thể yếu đi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hề chính xác. Khi bạn hiến máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không những giúp cứu sống người khác mà còn có lợi cho sức khỏe. Thực tế, hiến máu có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu hoặc quá nhiều sắt (nhất là người có máu quá đặc). Hiến máu tình nguyện giúp giảm lượng sắt trong cơ thể. Qua đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Gia tăng sự hoạt động của cơ thể để sản sinh tế bào mới
Hiến máu tình nguyện sẽ kích thích các cơ quan sản sinh ra tế bào máu mới. Đồng thời, quá trình tạo máu mới sẽ hoạt động nhanh hơn gấp 8 – 10 lần để bù cho những tế bào đã bị lấy đi. Sau khi hiến máu, cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng được cân bằng. Sau 3 – 4 tuần, các thành phần trong máu sẽ được phục hồi lại gần như bình thường. Điều này cũng giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện.
Bình ổn huyết áp
Ngoài ra, khi bạn hiến máu, lượng máu trong cơ thể sẽ được cân bằng. Từ đó, huyết áp sẽ được điều hòa. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cũng giảm đi đáng kể.
Gián tiếp giảm cân nặng
Trên thực tế, mỗi lần hiến máu sẽ tiêu tốn khoảng 650 Kcal (với những người hiến 250ml hoặc 350ml máu). Khi hiến máu thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý thời gian giữa 2 lần hiến máu không nên quá gần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tác hại của hiến máu đem lại cho sức khỏe
Sau khi hiến máu 2 – 3 ngày, chỉ số máu sẽ thay đổi chút ít. Vì vậy, bạn nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh tham gia các hoạt động nặng. Đặc biệt, hạn chế tối đa những công việc sử dụng thể lực nhiều hoặc những trò chơi đối kháng tốn nhiều sức lực.
Trong một số trường hợp, ngay sau khi hiến máu bạn sẽ thấy lo lắng, mệt mỏi, buồn nôn hoặc váng đầu. Nhưng hãy bình tĩnh, vì đây chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Đây chính là biểu hiện của quá trình hồi phục và tái tạo máu của cơ thể. Trong trường hợp các triệu chứng này kéo dài, tốt nhất là bạn hãy uống một cốc trà đường và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhé.
Dưới đây là một số điều quan trọng cần biết trước khi bạn hiến máu tình nguyện
+ Bạn cần phải từ 17 tuổi trở lên mới có thể hiến máu toàn phần. Một số tiểu bang cho phép bạn hiến tặng ở tuổi 16 với sự đồng ý của cha mẹ.
+ Bạn phải nặng ít nhất 49 kg và có sức khỏe tốt để hiến máu.
+ Bạn cần cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý và bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Những điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đủ điều kiện hiến máu của bạn.
+ Bạn phải đợi ít nhất 8 tuần giữa các lần hiến máu toàn phần và 16 tuần giữa các lần hiến hồng cầu kép.
+ Việc hiến tiểu cầu có thể được thực hiện 7 ngày một lần, tối đa 24 lần mỗi năm.
Sau đây là một số gợi ý giúp bạn chuẩn bị cho việc hiến máu
+ Uống thêm 16 ounce nước trước khi hiến.
+ Ăn một bữa ăn lành mạnh ít chất béo.
+ Mặc áo sơ mi ngắn tay hoặc áo sơ mi có tay áo dễ xắn lên.
+ Hãy cho nhân viên biết nếu bạn thích cánh tay hoặc tĩnh mạch nào hơn và bạn muốn ngồi dậy hay nằm xuống. Nghe nhạc, đọc sách hoặc nói chuyện với người khác có thể giúp bạn thư giãn trong quá trình hiến máu.
+ Chườm khăn lạnh và nước đá nếu chỗ chích bị sưng hoặc bầm tím.
+ Không lái xe đi xa, khuân vác, làm việc nặng hoặc tập thể dục quá sức trong ngày lấy máu.
+ Nằm nghỉ trong tư thế: đầu thấp, chân kê cao nếu có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, mệt.
Bài viết liên quan
-
7 cách giữ cho xương khớp khỏe mạnh bí quyết duy trì sức khỏe
ContentsHãy hiến máu nếu bạn có một sức... -
Tắm sau ăn có tốt không? Lý giải khoa học và những điều cần biết
ContentsHãy hiến máu nếu bạn có một sức... -
Khung giờ làm việc của cơ quan trong cơ thể con người phần 2
ContentsHãy hiến máu nếu bạn có một sức... -
Khung giờ làm việc của cơ quan trong cơ thể con người (Phần 1)
ContentsHãy hiến máu nếu bạn có một sức...