Điều bạn chưa biết về răng số 8 hay răng khôn?
Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng ít ai để ý nhưng lại để lại hậu quả vô cùng xấu như: sâu răng, viêm răng, gây ê buốt, đau nhức kéo dài. Trong bài viết này TCSOFT sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về chiếc răng số 8 này.
1. Răng số 8 là răng nào?
1.1. Sơ lược về răng số 8
Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn, là chiếc răng thứ 8 tính từ răng cửa. Đau răng số 8 chính là đau răng khôn. Răng khôn thường mọc ở độ từ 17 – 25, trưởng thành muộn nhất trong hàm răng. Hiện nay, các nha sĩ trên Thế giới vẫn chưa xác định được chức năng rõ ràng của răng này. Đồng thời, giới chuyên môn cũng chưa đưa ra được sự thống nhất về việc nên giữ hay nên nhổ bỏ răng khôn.
Hậu quả nặng nề nếu không biết cách chữa trị răng khôn
1.2. Có những loại răng khôn nào?
Mỗi người thường có 4 chiếc răng khôn, 2 cái mọc ở hàm trên và 2 cái mọc ở hàm dưới. Vì chúng mọc sau cùng nên người trưởng thành vẫn có đủ 32 chiếc răng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 chiếc răng khôn. Thậm chí có cả những người không có chiếc răng khôn nào.
Tùy vào kiểu mọc mà răng khôn được chia thành các loại như sau:
– Răng khôn mọc thẳng: Quá trình mọc răng có thể gây sốt, đau nhức nhưng khi răng mọc hoàn chỉnh thì không còn những triệu chứng trên nữa. Bởi răng khôn mọc thẳng sẽ không gây xâm lấn hay tác động đến những răng lân cận.
– Răng khôn mọc lệch: Đây được coi là trường họp phổ biến nhất, khi răng khôn mọc lệch, xiên vẹo sang răng số 7. Quá trình mọc răng sẽ khiến chủ nhân gặp phải những cơn đau dữ dội. Nếu để lâu, khi răng nhú sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những răng bên cạnh.
– Răng mọc ngầm: Đây cũng là một trường hợp phổ biến. Trường hợp này không thể phát hiện được bằng mắt thường mà phải chụp X-quang hoặc khi nào người bệnh cảm thấy đau răng số 8 mới có thể nhận biết được.
2. Có nên nhổ bỏ răng khôn không?
Trong thực tế, răng khôn mọc ở vị trí cuối hàm nhưng không có vai trò nhai hay nghiền thức ăn. Như đã chia sẻ, các nha sĩ cũng không xác định được vai trò của răng khôn. Mặt khác, các trường hợp mọc lệch, mọc ngầm còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc nhổ bỏ răng khôn là hoàn toàn cần thiết.
Hậu quả nặng nề nếu không biết cách chữa trị răng khôn
2.1. Những ảnh hưởng của răng số 8
– Viêm nhiễm khoang miệng: Do vị trí mọc răng bị sưng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây đau nhắc, đôi khi có dịch mủ. Nếu để lâu, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan tới má trong, lưỡi, vùng nướu lân cận và nguy cơ nhiễm trùng máu.
– Tổn thương răng và mô mềm xung quanh: Do khung hàm không đủ chỗ nên răng khôn khó mọc thẳng, có xu hướng đâm sang răng số 7 bên cạnh. Khi đó, phần thân hoặc phần chân răng số 7 sẽ bị tổn thương, xuất hiện những lỗ hổng khiến vi khuẩn tấn công, gây sâu răng và viêm tủy răng.
– Với trường hợp răng mọc ngầm có nguy cơ phát triển thành các khối u, nang bệnh lý, khiến xương hàm bị yếu. Không những thế, răng khôn mọc ngầm còn chèn ép, gây tác động lên các dây thần kinh, làm rối loạn cảm giác ở niêm mạc, các răng xung quanh, môi…
– Nếu răng số 8 mọc lên hoàn thiện thì cũng rất khó làm sạch do vị trí ở sâu trong cùng. Đặc biệt, khi răng mọc xiên ngang, mọc lệch, tạo ra các khoảng trống khiến thức ăn dễ mắc lại, gây sâu răng, viêm kẽ răng, viêm lợi…
2.2. Nhổ răng số 8 nguy hiểm như thế nào?
Nhổ răng là một thủ thuật đơn giản nhưng với răng khôn thì khác, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và dày kinh nghiệm. Bởi lẽ, tại vị trí của răng khôn tập trung rất nhiều dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh hàm và mặt. Do đó, nếu thao tác không cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những dây thần kinh này.
Hậu quả nặng nề nếu không biết cách chữa trị răng khôn
Bên cạnh đó, nếu các trang thiết bị không đảm bảo, bác sĩ thiếu kinh nghiệm thì người bệnh có nguy cơ bị mất máu và nhiễm trùng sau nhổ răng. Nếu để lâu, không có phương án khắc phục, thì tình trạng này còn dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử, thậm chí gây tử vong.
Chính vì thế, khi có quyết định nhổ bỏ răng khôn, các bạn phải đặc biệt lựa chọn địa chỉ uy tín và các bác sĩ đầu ngành.
2.3. Quy trình nhổ răng theo tiêu chuẩn Y tế
Để đảm bảo an toàn và ngăn chặn tối đa nguy cơ nhiễm trùng; cũng như những biến chứng không mong muốn; quá trình thực hiện nhổ răng cần tuân thủ các bước sau:
– Bước 1 – Khám tổng quát và chụp X-quang: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí, tình trạng của răng khôn cần nhổ.
– Bước 2 – Tiến hành gây tê tại chỗ: Thao tác gây tê này sẽ giúp người bệnh không còn cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng.
– Bước 3 – Thực hiện nhổ răng: Sau khi bệnh nhân được gây t;, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng để làm lung lay răng và nhổ bỏ một cách dễ dàng. Lưu ý, toàn bộ dụng cụ được sử dụng trong quá trình nhổ phải đảm bảo đã được tiệt trùng.
– Bước 4 – Cầm máu và hẹn ngày tái khám: Quá trình nhổ răng kết thúc, bác sĩ sẽ sử dụng bông hoặc gạc sạch để cầm máu cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm (nếu cần) và dặn dò cách chăm sóc sau nhổ răng để mau lành vết thương.
Để đảm bảo an toàn và ngăn chặn tối đa nguy cơ nhiễm trùng; cũng như những biến chứng không mong muốn; quá trình thực hiện nhổ răng cần tuân thủ các bước.
2.4. Có nên nhổ nhiều răng khôn cùng lúc?
Có những người mọc đủ cả 4 răng khôn và họ luôn thắc mắc có nên nhổ hết cả 4 răng cùng lúc. Câu trả lời cho thắc mắc này là hoàn toàn nên nhổ hết các răng khôn cùng lúc. Sau khi bạn nhổ 1 chiếc răng khôn, bạn bắt buộc phải nhổ nốt chiếc răng khôn ở hàm đối diện. Bởi ngoài những ảnh hưởng của răng khôn như đã chia sẻ; răng khôn ở hàm đối diện còn gây lệch khớp cắn. Nếu để lâu, bạn sẽ phải niềng lại răng để điều chỉnh lại khớp cắn.
3. Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn
3.1. Kiêng ăn gì sau nhổ răng khôn?
Để vết thương mau chóng lành lại, các bạn nên tránh các loại thực phẩm sau:
– Các loại thức ăn quá dai, quá cứng hoặc quá nóng.
– Các loại thực phẩm có độ giòn vì các mảnh vụ dễ mắc lại ở kẽ răng gây viêm nhiễm.
– Các món cay nóng hoặc có vị chua gắt.
– Các loại đồ uống có chứa nhiều đường, do tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
– Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu… hoặc các chất kích thích như thuốc lá…
Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm có độ giòn; vì các mảnh vụ dễ mắc lại ở kẽ răng gây viêm nhiễm.
Hậu quả nặng nề nếu không biết cách chữa trị răng khôn
3.2. Chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng
Bạn sẽ cảm thấy đau nhức và sưng tấy tại vị trí nhổ răng khôn do thuốc tê hết tác dụng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp chăm sóc vết thương và giảm đau hiệu quả:
– Chườm đá lạnh liên tục khoảng 15 – 20 phút ngay sau khi hết thuốc tê; để giảm đau cũng như giảm sưng tấy.
– Ngày thứ 2 sau khi nhổ thì chườm khăn ấm để hạn chế máu tụ bầm. Máu lưu thông tốt hơn sẽ giúp vết thương mau lành.
– Trong trường hợp cơn đau nhức gây khó chịu; bạn có thể xin ý kiến bác sĩ về loại thuốc giảm đau phù hợp.
– Sau khi mổ khoảng 8 – 12 giờ đầu, bạn không nên vệ sinh răng quá mạnh. Chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước trắng hoặc nước muối loãng. Sau khoảng 24h, có thể chải răng nhưng cần tránh vị trí vừa nhổ răng.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng khiến cơn đau nhức kéo dài, vết thương lâu lành.
Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ về răng số 8 (răng khôn). Hy vọng các bạn đã có những kiến thức nhất định về răng khôn, từ đó có quyết định đúng đắn về việc nhổ và các biện pháp chăm sóc sau nhổ.
Bài viết liên quan
-
7 cách giữ cho xương khớp khỏe mạnh bí quyết duy trì sức khỏe
Contents1. Răng số 8 là răng nào?1.1. Sơ... -
Tắm sau ăn có tốt không? Lý giải khoa học và những điều cần biết
Contents1. Răng số 8 là răng nào?1.1. Sơ... -
Khung giờ làm việc của cơ quan trong cơ thể con người (Phần 1)
Contents1. Răng số 8 là răng nào?1.1. Sơ... -
Hiến máu có tốt không? Tác hại từ việc hiến máu là gì?
Contents1. Răng số 8 là răng nào?1.1. Sơ...