Ốm nghén dấu hiệu và giải pháp
Ốm nghén dấu hiệu và giải pháp
1. Ốm nghén
Buồn nôn là triệu chứng phổ biến khi mang thai, với nhiều người thì các triệu chứng này sẽ giảm sau ba tháng đầu thời kỳ mang thai, nhưng với nhiều người thì nó lại kéo dài hơn gây ra tình trạng khó chịu. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng sút cân, thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản phụ.
>>>Xem thêm: Phần mềm quản lý phòng khám sản<<<
Đa phần các tình trạng này sẽ giảm hẳn sau tuần thứ 20. Theo nghiên cứu chung thì thấy rằng những bà bầu bị chứng ốm nghén nặng hơn bình thường thì tỷ lệ sẩy thai thấp hơn, tỷ lệ nghịch với ốm nghén. Tạo hóa thật tuyệt vời khi cho phép thai nhi tự lấy những gì mà chúng cần cho bản thân trước tiên và khi đó người mẹ lại thiếu hụt chính những thứ như thế và sinh ra chứng ốm nghén. Những bà mẹ không thể ăn uống bất cứ thứ gì thì đó là dấu hiệu bất thường cần đến ngay các phòng khám nhi hoặc các bệnh viện lớn để kiểm tra ngay.
2. Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng
• Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.
• Tiểu đường thai kỳ.
• Cường giáp – tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.
• Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng
• Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.
• Mất nước và tiểu ít.
• Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.
• Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.
4. Ốm nghén nặng là gì?
Cơ thể có sức đề kháng tự nhiên sẽ cơ chế ngăn chặn giúp mẹ và thai nhi tránh khỏi các bệnh do thức ăn gây ra trong quá trình ăn uống mà có thể gây hại cho thai nhi. Các bà bầu sẽ sợ các loại thịt sống, trái cây chưa chín hoặc ôi thiu, các thực phẩm nặng mùi. Chính những trạng thái đó sẽ giúp các bà bầu tránh được những nguy cơ đến cơ thể của mình làm hại thai nhi.
Mọi việc trở nên phức tạp hơn khi ốm nghén nặng. Mọi thứ trở nên mất kiểm soát, mất nước nôn mửa, khó kiểm soát và tuyệt vọng.
5. Cần làm gì để điều trị ốm nghén nặng?
Bù nước là cách thường dùng để giảm các triệu chứng kia. Mất cân bằng điện giải được xử lý bằng cách truyền các dung dịch muối/chất điện giải và nước, glucose.
Kê các toa thuốc chống nôn, chống dị ứng, tránh sử dụng các thực phẩm gây ói mửa.
Các bệnh nhân này cần thường xuyên đến các bệnh viện, phòng khám sản để có thể kịp thời phát hiện và điều trị những dấu hiệu bất thường.
Đôi khi cũng cần phải thay đổi lối sống. Đối với những phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi mà môi trường làm việc luôn đầy mùi thức ăn, hoặc những người có liên quan đến thực phẩm nói chung, thì sẽ cần phải thay đổi hoặc điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
Sự hỗ trợ về mặt tâm lý cũng quan trọng không kém. Tình trạng buồn nôn và nôn mửa liên tục có thể dẫn đến cảm giác chán nản. Từng đợt cảm giác buồn nôn ngắn cũng đã có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy khổ sở, huống gì là những cơn liên tục kéo dài và không thuyên giảm. Chúng có thể làm xói mòn cả những người lạc quan nhất. Thuốc chống trầm cảm chỉ được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp nếu rủi ro cho mẹ và bé là lớn hơn so với tác dụng phụ của việc dùng thuốc.
Đối với một số phụ nữ, dù không có chứng cứ khoa học nhưng việc kết hợp điều trị Tây y với các liệu pháp khác như châm cứu và/hoặc bấm huyệt xem ra có vẻ hữu ích.
Với một số người thì các loại gừng, trà, nước uống có gas, bánh quy, kẹo có thể giúp thoải mái hơn đôi
6. Sự khác nhau giữa ốm nghén bình thường và chứng ốm nghén nặng
+ Ốm nghén bình thường
– Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
– Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
– Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi.
– Không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít.
– Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.
+ Ốm nghén nặng
– Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.
– Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.
– Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái.
– Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, khônggiữ lại được chút nào.
– Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.
>>>Xem thêm https://tcsoftmedical.com/quan-ly-phong-kham-san/phan-mem-quan-ly-phong-kham-san.html<<<
Bài viết liên quan
-
7 cách giữ cho xương khớp khỏe mạnh bí quyết duy trì sức khỏe
Xương khớp là nền tảng vững chắc cho... -
Tắm sau ăn có tốt không? Lý giải khoa học và những điều cần biết
Tắm sau ăn là thói quen của nhiều... -
Khung giờ làm việc của cơ quan trong cơ thể con người (Phần 1)
Cơ thể con người là một sự phối... -
Hiến máu có tốt không? Tác hại từ việc hiến máu là gì?
Cụm từ hiến máu tình nguyện bạn có...