Thực phẩm cần tránh khi mang thai
Một trong những yếu tố quan trọng trong thai kỳ để giúp cho sự phát triển toàn diện của bé đó chính là dinh dưỡng. Vậy nhưng có một số loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ. Trong thời gian thai sản có những chuyển biến trong việc chuyển hóa, phản ứng của cơ thể người mẹ làm tăng nguy cơ ngộ độc do thức ăn. Hãy cùng phần mềm quản lý phòng khám sản điểm qua một số thực phẩm này nhé.
Lượng tôm cá, hải sản.
Những nguồn dinh dưỡng giàu các chất canxi, sắt, đạm rất cần thiết cho mẹ và bé thời kỳ thai sản. Các chất béo acid omega-3 có nhiều trong cá giúp não bộ các bé phát triển tốt hơn. Chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng kể trên sẽ khiến trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ cũng có thể mắc một số hội chứng về rối loạn hành vi và các vấn đề phát triển ở trẻ. Mẹ của bé có thể ăn khoảng 350g/ tuần các loại tôm cá, hải sản, cá hồi, cá trê…
Một lưu ý quan trọng, các sản phụ nên đun chín kỹ các thủy hải sản kể trên và phải quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của các thực phẩm trên, các thực phẩm được đánh bắt tại những khu vực ao hồ bị nhiễm hóa chất có thể sẽ chứa nhiều thủy ngân nồng độ vượt ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến thai nhi. Nồng độ thủy ngân cao có thể làm tổn thương hệ thần kinh vốn đang phát triển và còn đầy non nớt của bé. Những loại cá to, sống lâu thì tỷ lệ nhiễm độc hóa chất, thủy ngân cao hơn so với các loại cá nhỏ khác.
Do đó việc đun chín các thực phẩm kèm với việc nguồn gốc xuất sứ rõ ràng sẽ giúp các mẹ hạn chế được những thực phẩm xấu có thể hại đến thai nhi. Những hải sản đông lạnh hoặc hun gói các mẹ cũng nên tránh hoặc sử dụng với lượng thấp.
Ngoài thủy hải sản thì những thực phẩm gia súc gia cầm nấu tái cũng cần chú ý vì có thể có lượng vi khuẩn có hại đã xâm nhập. Lượng vi khuẩn này có thể do sức đề kháng của người khỏe mạnh khiến chúng không gây hại nhưng về sản phụ thì chúng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
– Không sử dụng thịt gà, thịt bò, gia cầm nấu tái vì có thể chứa mầm bệnh nguy hiểm, chúng sẽ truyền qua nhau thai đến thai nhi.
– Các thực phẩm ôi thiu, trứng cũng có thể bị nhiễm khuẩn nếu chưa được nấu chín gây nhiễm trùng.
– Các thực phẩm thực vật trái cây chưa rửa sạch hoặc sâu hỏng cũng có nguy cơ cao gây ngộ độc cho mẹ của bé.
– Các sản phẩm về sữa cũng phải được kiểm định về an toàn, tiệt trùng trước khi sử dụng. Đặc biệt phải lưu ý đến thời hạn sử dụng của sản phẩm, đó có thể là nguồn bệnh của thai phụ khiến cho bé bị ảnh hưởng.
– Các thức ăn có quá nhiều vitamin A như đu đủ, cà rốt, gấc… cũng nên tránh vì có thể gây dị tật cho bé.
– Các chất kích thích như rượu, cà phê cũng nên tránh hoặc hạn chế vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau cùng các mẹ cần đi khám định kỳ đều đặn tại các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám sản để có thể phát hiện những bất thường, kịp thời có biện pháp xử lý tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
https://tcsoftmedical.com/quan-ly-phong-kham-san/phan-mem-quan-ly-phong-kham-san.html
Bài viết liên quan
-
7 cách giữ cho xương khớp khỏe mạnh bí quyết duy trì sức khỏe
Xương khớp là nền tảng vững chắc cho... -
Tắm sau ăn có tốt không? Lý giải khoa học và những điều cần biết
Tắm sau ăn là thói quen của nhiều... -
Khung giờ làm việc của cơ quan trong cơ thể con người (Phần 1)
Cơ thể con người là một sự phối... -
Hiến máu có tốt không? Tác hại từ việc hiến máu là gì?
Cụm từ hiến máu tình nguyện bạn có...