COVID-19-Miếng bánh béo bở cho thị trường sản xuất Vacxin
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Sự lây lan nhanh chóng với tốc độ chóng mặt, rất nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn nhưng đều mang lại kết quả khá thấp. Số lượng người nhiễm bệnh tăng theo từng ngày tính đến nay đã là hơn 27,8 triệu người mắc bệnh. Do đó một yêu cầu cấp bách hiện nay là các nhà nghiên cứu cần tạo ra một loại vacxin để chống lại Covid-19 này.
Số lượng người mắc bệnh lớn sẽ tạo ra một thị trường lớn cần vacxin để cứu chữa. Do vậy các ông lớn trên thể giới bắt đầu chạy đua để sản xuất ra loại vacxin có thể ngăn ngừa COVID-19. Có thể kể đến các ông lớn như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Châu âu, …
Hiện nay trên thế giới có tới 29 loại vacxin đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người trong đó có: 3 loại từ Trung Quốc, 2 lại từ Sinovac Biotech, 1 từ Anh, 2 loại từ Mỹ. Nhưng theo lời của một Giáo sư Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner tại Đại học Oxford có nói: “ Các loại vacxin này để đạt được giai đoạn cuối của thử nghiệm chỉ trong sáu tháng là quá nhanh – thông thường sẽ mất ít nhất sáu năm”. Có thể thấy một loại vacxin muốn nhân rộng và sản xuất đại trà cần trải qua nhiều yêu cầu về tiêu chuẩn y tế. Sau đây là các giai đoạn để sản xuất vacxin COVID-19:
+ Tiền lâm sàn: đây là giai đoạn vacxin sẽ được thử nghiệm trên động vật để có thể đánh giá và đo lường hiệu quả của vacxin có tốt hay không. Nhưng do tình hình dịch bệnh tiến triển nhanh nên các nhà nghiên cứu có thể ứng dụng song song trên cả người và động vật.
+ Giai đoạn 1: Bước đầu của tử nghiệm lâm sàn, Vacxin sẽ được thử trên một nhóm người nhỏ (từ 10-20 người) để có thể đo lường hiệu quả của vacxin.
+ Giai đoạn 2: Khi thử nghiệm trên nhóm nhỏ có hiệu quả thì sẽ được thử nghiệm vacxin trên nhóm người mắc COVID-19 lớn hơn từ 100 người trở nên để xem triệu chứng cũng như sự tương đồng của những người thử nghiệm.
+ Giai đoạn 3: Bước này sẽ thử nghiệm trên nhóm có từ 1000-5000 mắc COVID-19 để đo lượng tiếp những tác dụng phụ có thể xảy ra trên nhiều người khác nhau. Từ đó để có thể xây dựng báo cáo cho các cơ quan quản lý.
+ Giai đoạn thực hiện: Đây là lúc nộp báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để cấp phép có thể sản xuất vacxin với quy mô lớn và lưu hành trên toàn thế giới.
Quy trình thử nghiệm vacxin chống COVID-19
Nhiều nước đang nỗ lực để có thể đưa ra thị trường vacxin càng sớm càng tốt, do vậy một số quốc gia đang đẩy nhanh các bước trong quy trình để đến giai đoạn cuối. Trung Quốc đã làm điều đó, đã dùng vacxin do chính họ sản xuất để thử nghiệm cho quân đội của họ sử dụng vào cuối tháng Sáu. Mới đây, Nga cũng đã đưa ra thị trường một loại vacxin, họ đưa ra các căn cứ chứng minh là vacxin này có thể sử dụng an toàn tuyệt đối trên người Tổng thống Vladimir Putin đã đã công bố đăng ký loại vắc xin mang tên Sputnik V, vắc xin đầu tiên trên thế giới được phép sử dụng công khai.
Trong thời gian khá ngắn như vậy mà họ có thể đưa ra chào hàng loại vacxin chống lại COVID-19 thì có thể khẳng định họ đã cắt bớt quy trình trong giai đoạn nghiên cứu. Khi các thông tin này đến tai người Mỹ, thì họ cũng có những phản ứng nghi ngờ, phản đối, và yêu cầu vacxin Nga, Trung Quốc cần phải vượt qua được các hệ thống tiêu chuẩn về y tế của Mỹ. Khi vượt qua các tiêu chuẩn đó thì loại vacxin đó mới được sản xuất đại trà trên toàn thể giới.
>>> Đọc thêm: Phòng lây nhiễm nCoV thế nào? <<<
Người dân nói “NO” với vacxin mới
Theo các chuyên gia đối với các loại vacxin chống COVID-19 vượt qua các quy trình thử nghiệm nhanh chóng, sẽ không phải là loại vacxin tốt, và không có nhiều hiệu quả khi sử dụng trên con người. Số lượng người dám thử loại vacxin này chỉ chiếm khoảng 60%, còn lại vẫn chưa tin tưởng loại vacxin này có hiệu quả thật sự trong việc phòng chống COVID-19.
Từ chối sử dụng vacxin chống COVID-19
Số tiền mà các quốc gia chi ra cho nghiên cứu vacxin chống COVID-19
+ Mỹ đã chi khoảng 1,5 tỷ đô cho sản xuất và phân phối trong nước.
+ Châu âu đã chi 412 triệu đô cho việc nghiên cứu.
+ Vương quốc Anh đã chi 109 triệu đô cho nghiên cứu và thử nghiệm.
+ Trung Quốc đã chi hơn 1 tỷ đô.
Cuộc đua phòng nghiên cứu COVID-19
Các loại vacxin hiện nay trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thi trường, đây vẫn là thị trường bỏ ngỏ cho các ông lớn. Cuộc đua nghiên cứu để tạo ra loại vacxin có đầy đủ tiểu chuẩn y tế để có thể chống lại COVID-19 sẽ tiếp tục nóng hơn trong thời gian tới.
TCSOFT MEDICAL luôn đầu từ cho công tác nghiên cứu và cải tiến theo công nghệ hiện hành, mang đến cho khách hàng những trải nghiệp tốt nhất. Nếu quý khách có nhu cầu mua phần mềm quản lý phòng khám thì hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 0243.6830.564 hoặc 0912.841.157 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
-
Hà Nội số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh
ContentsNgười dân nói “NO” với vacxin mớiSố tiền... -
Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt loạt cơ sở vi phạm về khám bệnh, chữa bệnh
ContentsNgười dân nói “NO” với vacxin mớiSố tiền... -
Bộ Y tế đề xuất phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh
ContentsNgười dân nói “NO” với vacxin mớiSố tiền... -
Vì sao nên sử dụng app tcsoft medical cho phòng khám của bạn?
ContentsNgười dân nói “NO” với vacxin mớiSố tiền...